Những Dấu Hiệu Cho Thấy Cần ‘Nâng Cấp’ Hệ Thống POS Ngay

Để vận hành trơn tru và nâng cao lợi nhuận, bạn cần xem xét và lựa chọn hệ thống POS phù hợp với cửa hàng của mình.

Cửa hàng bạn có thể vẫn đang sử dụng phần mềm cũ, không đủ tính năng sẽ dẫn đến tình trạng quản lý và vận hành lỏng lẻo, thậm chí gây thua lỗ. Bởi vậy, LOOP Smart POS đã liệt kê một vài dấu hiệu giúp bạn xác định được thời điểm cần nâng cấp hoặc chuyển đổi sang một hệ thống POS mới.

1. Hệ thống phát triển khách hàng thân thiết chưa được chú trọng

Hiện nay, ngành dịch vụ ngày càng phát triển và chương trình chăm sóc khách hàng chính là yếu tố then chốt giữ chân người tiêu dùng. Nếu cửa hàng của bạn vẫn còn sử dụng cách tích điểm bằng giấy lỗi thời, khách hàng ghé thăm nhiều lần nhưng nhân viên vẫn không biết tên, hệ thống POS không hỗ trợ lưu trữ thông tin khách hàng và hiển thị sau mỗi lần giao dịch, tích điểm online, sử dụng coupon và voucher điện tử – thì cửa hàng sẽ tụt lại và bị khách hàng lãng quên.

2. Tích hợp hạn chế

Trong thời đại công nghê 4.0, khách hàng đang ngày càng ưa thích sử dụng các tiện ích công nghệ như thanh toán điện tử, đặt món online,.. Để bắt kịp xu hướng, cửa hàng của bạn nên tích hợp phần mềm quản lý với cổng thanh toán điện tử, CRM, phần mềm kế toán hay kết hợp với các ứng dụng thương mại điện tử như Delivery Now, JamJa,… nhằm cung cấp các voucher và thu hút khách hàng nhưng hệ thống POS của bạn không có khả năng tích hợp các modules đó.

Khách hàng đang dần thay đổi sang thói quen thanh toán qua điện thoại

3. Dịch vụ hỗ trợ chậm

Ngành dịch vụ đòi hỏi phục vụ liên tục và nhanh chóng. Khi hệ thống xảy ra trục trặc hoặc ngừng hoạt động, nếu cửa hàng không nhanh chóng khắc phục sẽ khiến khách hàng chờ đợi lâu và không hài lòng. Lúc này, việc duy nhất bạn làm là gọi lên tổng đài hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp. Vì vậy, nếu nhà cung cấp không có các dịch vụ hỗ trợ 24/7 và cả các ngày lễ thì rất có thể hoạt động nhà hàng trong những thời điểm đó gặp rắc rối, làm trì trệ khâu vận hành.

4. Không bắt kịp với hiệu suất làm việc của nhà hàng

Việc đồng bộ hóa dữ liệu bán hàng từ máy POS về văn phòng trung tâm trì trệ hoặc không theo thời gian thực; khi thay đổi thiết lập thông tin của một số món ăn hay đơn giá, thì việc đồng bộ giữa các cửa hàng thường không chính xác hoặc bị nhầm lẫn giữa điểm A và điểm B.

5. Khách hàng phải chờ đợi lâu

Trong quá trình phục vụ, cửa hàng có thể bị trì hoàn thời gian bởi rất nhiều vấn đề như đơn order bị lỗi, nhà bếp bị nhầm lẫn đơn hàng, nguyên liệu tồn kho hết mà chưa kịp nhập,… Những điều này đều khiến khách hàng chờ đợi lâu, gây ấn tượng không tốt và thậm chí họ có thể bỏ về.

6. Cấu hình phức tạp, khó sử dụng

Giao diện của phần mềm phức tạp, không thân thiện với người dùng, tốn nhiều thời gian training nhân viên. Khi bán hàng, nhân viên dễ bị nhầm lần dẫn đến tốn nhiều thời gian sử dụng và khó tùy biến để phù hợp với nghiệp vụ hay thói quen của từng nhân viên.

Nếu cửa hàng của bạn đang gặp phải các vấn đề trên, đã đến lúc bạn cần cân nhắc việc thay đổi và nâng cấp một hệ thống mới thông minh và tiện ích hơn. Hệ thống POS là nền tảng của doanh nghiệp, chỉ khi tận dụng tối ưu nó thì doanh nghiệp mới phát triển vượt bậc.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x